Cờ lê lực hay còn gọi là cần xiết lực, cần nổ hay tay cân lực là thiết bị rất cần thiết cho thợ sửa chữa máy móc hay xe máy. Sử dụng cho mục đích kiểm tra momen xoắn của bulong, đai ốc. Đáp ứng tiêu chuẩn DIN EN ISO 6789: 2003 Type II Class A.

Tay cân lực chia thành nhiều loại nhưng cơ bản là loại click, loại điện tử và loại chỉ thị kim. Loại kim còn gọi là mặt đồng hồ. Dial Torque Wrenches.

Cờ lê lực ELORA Germany

Loại đồng hồ: Cài đặt lực và đọc trị số trên mặt đồng hồ, loại này có ưu điểm là dễ đọc trị số hơn. Độ chính xác và tính trực quan cao hơn loại “click”. Tay cân lực Click type là loại khi vượt ngưỡng momen xoắn cài đặt, cờ lê phát ra tiếng kêu “click”. Khi giá trị lực đặt đạt ngưỡng, cờ lê phát ra tiếng kêu “cắc” hay “click”.

Ứng dụng chủ yếu để kiểm tra lực momen xoắn đối với lực qui ước từng bu lông. Cờ lê còn để đặt lực momen xoắn cho từng bu lông – đai ốc xác định.

Cờ lê lực điện tử: Loại này mang lại nhiều tiện ích hơn hai loại trên. Ngoài việc chỉ thị số trên LCD, cờ lê lực điện tử còn có khả năng kết nối với các thiết bị khác. Cụ thể là máy vi tính, thống kê, lưu trữ kết quả đo, cài đặt các giá trị lặp lại, thiết lập quy trình đo lực.

Sản xuất bởi ELORA Germany, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Tay cân lực được hiệu chuẩn với độ chính xác ±3% giá trị lực đặt trước khi xuất xưởng. Độ chính xác tin cậy trong 5000 lần sử dụng. Cung cấp kèm theo chứng chỉ xuất xưởng của ELORA Germany. Cách sử dụng cờ lê lực hay hướng dẫn sử dụng được diễn giải chi tiết trong bài viết khác.

Cách gọi và thông số bạn cần biết

Cờ lê lực có nhiều cách gọi khác nhau theo vùng miền. Tay cân lực, cần xiết lực, cần lực, cần nổ.v,v Ở đây ta gọi chung là cờ lê lực hoặc Torqure Wrenches. Không sử dụng  như một cần tự động. Đặc biệt không sử dụng để mở ốc ra, việc mở ốc ra đã có cần lắc tay hoặc các dụng cụ khác.

Sự nhầm lẫn tai hại và khá phổ biến với người dùng đó là hành xử với dụng cụ này như  với cần tự động. Điều này cấm kỵ vì kết cấu của tay cân lực không phải để xiết ốc vào hay mở ra, dù rằng nó được dùng khi xiết ốc vào để kiểm tra lực.

cờ lê lực ELORA Germany.

Vì sao bạn phải dùng cờ lê lực?

Mọi kỹ sư cơ khí hoặc chế tạo máy đều hiểu tầm quan trọng của việc kiểm soát lực momen xoắn hay lực căng bulong khi siết vào. Việc kiểm soát lực momen để chắc chắn rằng bulong hoạt động an toàn và không vượt ngưỡng giới hạn mỏi của vật liệu.

Tay chỉnh lực  cho phép đặt một lực momen giới hạn ở ngõ ra chịu lực. Momen đặt có được thông qua độ nén của lò xong trong kết cấu của cờ lê. Lực momen gây ảnh hưởng trực tiếp hay chịu sự phụ thuộc bước ren của từng bulong. Lực momen gây ảnh hưởng tới khả năng chịu mài mòn của ren.

Cho biết momen sẽ siết đối với bulong cần kiểm soát. Momen bằng lực nhân với cánh tay đòn. Việc đặt lực lên tay cân lực là một yếu tố quan trọng, điểm đặt ở đâu và cường độ ra lực như thế nào?

Đọc loằng ngoằng thông tin ở trên nhưng câu hỏi vĩ đại là “Thế tóm lại cờ lực là cái gì?” Cứ bình tĩnh, bạn nhai thêm mớ thông tin dưới đây nữa để tự rút ra câu trả lời.

Ứng dụng cờ lê lực để làm gì?

Cờ lê chỉnh lực được vác ra sử dụng khi bulong hay đai ốc yêu cầu một lực momen xoắn theo giá trị thiết kế. Tại sao lại có giá trị quỷ quái này? Bởi mỗi một loại bulong đai ốc khác nhau, vật liệu khác nhau thì chúng có giới hạn mỏi khác nhau. Mỗi vị trí bắt ốc hay buong đó sẽ có yêu cầu về lực xiết khác nhau. Bảo đảm rằng khi yên vị nó sẽ hoạt động tin cây và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật.

Dụng cụ kỳ cục này giúp bạn kiểm soát lực momen ngõ ra. Nếu bulong đai ốc lỏng quá, nó dễ tự tuột ra hay văng ra trong quá trình vận hành. Nếu nó được xiết căng quá, vận hành vài bữa nó đứt gãy luôn thì hệ thống sẽ banh ta lông. Nó không đứt bulong thì con tán hoặc buong đó cũng gãy hết răng (thiên hạ gọi là cháy ren). Và như thế bạn sẽ có cái bulong hoặc ốc sún răng suốt phần đời còn lại.

Oh, vậy cái giá trị momen đấy moi ở đâu ra? Câu hỏi này khá thú vị, vì nó giúp bạn tìm được trị số đúng. Nhà sản xuất hoặc thiết kế luôn có bảng momen yêu cầu tương ứng cho bạn. Bạn chỉ việc móc nó ra và thực hiện.

Momen = Lực x Cánh tay đòn

Có rất nhiều tham số ảnh hưởng tới sản phẩm khi dùng bulong và đai ốc được đặt sẵn. Nó mang nặng tính vật liệu, công nghệ luyện kim, thông số bước ren và hầm bà nhằng thông số khác. Hãy để ý đến đầu của bulong, chúng luôn có trị số ghi trên đó. Và tất nhiên là nó mang ý nghĩa nào đó. Dưới đây là ví dụ.

bulong tiêu chuẩn ISO

Trị số ghi trên đầu bulong 10.9, 12.9, 14.9 ⇒ Đây là mấu chốt vấn đề

Quality Class 5.6 6.8 8.8 9.8 10.9 12.9
Lực kéo căng N/mm2 = MPa 500 600 800 900 1000 1200
Lực uốn cong N/mm2 = MPa 300 480 640 720 900 1080

Bạn tra cứu tiếp phần còn lại thì sẽ ra thông số bạn cần. Đây tạm xem là theo tiêu chuẩn ISO. Chuyển sang các tiêu chuẩn khác, trị số có thể sẽ khác và bạn phải theo nó thôi. Tránh áp dụng dập khuôn.

Hệ số ma sát

Lực ma sát là gì chắc các bạn khỏi cần phải hỏi. Hệ số ma sát là giá trị chống lại sự dịch chuyển của bulong hay đai ốc. Hệ số này chịu ảnh hưởng rất lớn của dung dịch bôi trơn (dầu nhớt, mỡ bò hoặc tê giác gì đó). Không chỉ thế, độ hoàn thiện sản phẩm của bu lông hay con ốc cũng có hệ số khác nhau. Bóng mượt thì hệ số thấp, xù xì thô ráp thì lớn hơn.

Khi gia lực momen trên bu lông, không phải toàn bộ lực được đặt lên ren, một phần bị triệt tiêu do ma sát, một triệt tiêu trên mũ bulong.

Bảng sau đây có tính tham chiếu

Quality Class
5.6 6.8   8.8 10.9 12.9
M P S Nm ft.lb Nm ft.lb Nm  ft.lb  Nm  ft.lb Nm  ft.lb
1.6 0.35 3.2 0.08 0.06 0.12  0.09 0.16 0.12  0.24 0.18 0.28  0.21
 2  0.40  4.0  0.16 0.12  0.25  0.18  0.34  0.25  0.50  0.37  0.58  0.43
 2.5  0.45  5.0  0.33  0.24  0.53  0.39  0.71  0.52  1.05  0.77  1.21  0.89
3 0.5  5.5  0.56  0.41  0.91  0.67  1.28  0.94  1.8  1.33  2.15  1.59
4 0.7  7.0  1.28  0.94  2.1  1.55  2.90  2.1  4.1  3  4.95  3.65
5 0.8  8.0  2.5  1.8  4.1  3  5.75  4.2  8.1  6  9.7  7.15
6 1  10.0  4.3  3.2  7.3  5.4  9.9  7.3  14  10  16.5  12
7 1  11.0  7.1  5.2  12.3  9.1  16.5  12.2  23  17  27  20
8 1.25  13.0  10.5  7.7  17  12.5  24  17.7  34  25  40  29.5
10 1.5  17.0  21  15.5  34  25  48  35.4  67  49  81  60
12 1.75  19.0  36  26.5  60  44  83  61  117  86  140  103
14 2  22.0  58  43  95  70  132  97  185  136  220  162
16 2  24.0  88  65  150  111  200  148  285  210  340  251
18 2.5  27.0  121  89  205  151  275  203  390  288  470  347
20 2.5  30.0  171  126  291  215  390  288  550  406  660  487
22 2.5  32.0  230  170  400  295  530  391  745  549  890  656
24 3  36.0  295  217  500  369  675  498  960  708  1140  841
27 3  41.0  435  320  740  546  995  734  1400  1032  1680  1239
30 3.5  46.0  590  435  1010  745  1350  996  1900  1401  2280  1682
33 3.5  50.0  800  590  1360  1003  1830  1350  2580  1903  3090  2279
 36  4  55.0  1030  760  1750  1291  2360  1740  3310  2441  3980  2935
39 4  60.0  1340  988  2280  1681  3050  2250  4290  3164  5150  3798
42 4.5  65.0  1760  1300  2820  2080  3870  2854  5515  4067  6450  4757
45 4.5  70.0  2200  1620  3530  2604  4850  3577  6900  5088  8080  5959

Cách sử dụng cờ lê lực – Hướng dẫn sử dụng

Cách dùng tay cân lực về cơ bản nó giống như dùng cần tự động nhưng ở đây có yếu tố lực momen xoắn xen vào. Momen = Lực x Cánh tay đòn. Như vậy momen tác động lên đầu vuông hay lên bulong sẽ phụ thuộc bạn cầm cây cờ lê có đúng vị trí hay không và sức vặn ốc tới đâu. Luôn phải cầm đúng vị trí quy ước của cần lực, lợi về lực thì thiệt về đường đi.

Cờ lê cân lực luôn được đặt lực trước khi sử dụng. Đặt lực tùy theo kết cấu của từng cờ lê khác nhau sẽ khác nhau, nhưng cơ bản là thao tác nén lò xo lại. Phổ thông là ta xoay nắm chuôi cờ lê cho tới giá trị momen cần thiết. Vạch chia trên cờ lê sẽ chỉ ra lực đặt.

Sử dụng socket tương ứng với bulong và ra lực chậm chậm cho tới khi nghe được tiếng “click” thì dừng lại. Không dùng tay cân lực để tháo bulong, đai ốc, dù rằng nó làm được việc đó nhưng không nên dùng. Cờ lê cân lực sinh ra không phải để tháo ốc, việc đó là việc của cần tự động hoặc các máy siết bulong khác.

Video hướng dẫn tay cân lực

No products were found matching your selection.